NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY LỄ GIÁNG SINH
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel hay Christmas hay Xmas) là một ngày lễ lớn trên toàn thế giới. Cứ đến gần ngày lễ này là nơi nơi đều tưng bừng ngày lễ hội như trang trí cây thông Noel, chuẩn bị quà, đồ trang trí, trang phục và rộn ràng các hoạt động cho ngày lễ, ai cũng có tâm trạng vui vẻ, háo hức để chào đón dịp đặc biệt này . Để mọi người biết rõ hơn về ngày Lễ Giáng sinh, mình xin chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé.
(Nguồn ảnh: Internet)
Lễ Giáng sinh thường được các nước tổ chức ăn mừng vào ngày vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút rất nhiều tín đồ tham gia. Lễ Giáng sinh là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới. Là một đại lễ mừng trọng tâm của năm phụng vụ Kitô giáo, nó kết thúc Mùa Vọng và bắt đầu mùa Giáng sinh, theo lịch sử ở phương Tây kéo dài mười hai ngày cho tới đêm thứ mười hai. Ngày Giáng sinh là một ngày nghỉ lễ ở nhiều quốc gia trên thế giới, được tổ chức tôn giáo theo đa số Kitô hữu, và cũng được tổ chức như lễ hội văn hóa của nhiều người ngoài Kitô giáo, tạo thành một phần không thể thiếu của kỳ nghỉ lễ tập trung xung quanh ngày này.
Chữ Christmas - Lễ Giáng Sinh - được ghép bởi hai chữ Christ và Mas.
Chữ Christ (Đấng chịu xức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu. Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ hay Lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Thay cho từ Christmas, người ta hay viết Xmas trong các câu chúc Giáng sinh. (Nguồn ảnh: Internet)
Câu chuyện truyền thống về Giáng sinh được mô tả trong Tân Ước nói rằng chúa Giê-su được sinh ra ở Bethlehem, thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, phù hợp với những lời tiên tri về đấng thiên sai. Mặc dù không rõ tháng và ngày sinh của ông, nhưng giáo hội vào đầu thế kỷ thứ IV đã ấn định ngày sinh của người là 25 tháng 12. Điều này tương ứng với ngày Đông chí trên lịch La Mã. Hầu hết các tín đồ Kitô giáo ăn mừng vào ngày 25 tháng 12 theo lịch Gregory, lịch này đã được áp dụng gần như phổ biến trong lịch dân sự ở các nước trên thế giới. Đối với Kitô hữu, niềm tin rằng Thiên Chúa đến thế gian trong hình hài của con người để cứu chuộc cho tội lỗi của nhân loại, chứ không cần phải biết ngày tháng năm sinh chính xác của Giêsu, được coi là mục đích chính trong kỷ niệm ngày Giáng sinh.
Hình ảnh chúa Giê-su được sinh ra - Nguồn ảnh: Internet
Ý nghĩa từ “Merry Christmas”
Bản thân từ “Merry” đã gieo vào lòng chúng ta một niềm hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc vì nó gắn liền với dịp Lễ Giáng sinh. Mặc dù các hoạt động tổ chức Lễ Giáng sinh đã bắt đầu từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, nhưng chỉ đến năm 1699, thì cách nói “Merry Christmas” mới được sử dụng. Người có công rất lớn trong nguồn gốc của cụm từ này là một sỹ quan hải quân vì ông đã sử dụng từ này lần đầu tiên trong một bức thư thân mật vào năm 1699. Cụm từ này xuất hiện lần thứ hai vào năm 1843 trong một tác phẩm của Charles Dickens “Bài hát đón mừng lễ Giáng sinh”.
Trong dịp lễ Giáng sinh, không chỉ có đạo Thiên chúa mà hầu như tất cả mọi người dù ở các giai tầng hay tôn giáo khác nhau cũng đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Trong cụm từ Merry Christmas, “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” có nghĩa là các con chiên của chúa (cách dùng trong tiếng Anh cổ). Nhiều người sử dụng từ “Happy” thay cho “Merry” để chúc nhau trong dịp giáng sinh. Cụm từ “Happy Christmas” trở nên phổ biến trên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, khi nó được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.Ngày nay, cách nói “Happy Christmas” chỉ chủ yếu được sử dụng bởi các cư dân Ireland và Anh. Đôi khi để rút gọn, nhiều người còn sử dụng từ Xmas thay cho Christmas. Tuy nhiên phải khẳng định rằng, không cụm từ hay cách nói nào có thể phổ biến bằng cụm từ “Merry Christmas”.
Nguồn ảnh: Internet
Các phong tục ăn mừng: Lễ Giáng sinh ở các quốc gia khác nhau có sự pha trộn giữa các chủ đề và nguồn gốc tiền Kitô giáo, Kitô giáo và thế tục. Phong tục hiện đại phổ biến của ngày lễ bao gồm tặng quà; hoàn thành lịch Mùa Vọng hoặc vòng hoa Mùa Vọng; Nhạc Giáng sinh và hát mừng; xem vở kịch Chúa giáng sinh; tặng nhau thiệp Giáng sinh; lễ thờ phượng và trưng bày các đồ trang trí Giáng sinh khác nhau như cây Giáng Sinh, đèn Giáng Sinh, vòng hoa, cây tầm gửi và nhựa ruồi,… Tiếng chuông ngân vang, giai điệu rộn ràng, thật dễ dàng để hòa mình vào không khí lễ hội của Lễ Giáng sinh.
Hy vọng với sự chia sẻ của mình về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng sinh sẽ giúp các bạn thêm thêm yêu ngày lễ này hơn. Cuối cùng, chúc các bạn có thật nhiều thời gian và cơ hội tận hưởng được hết vẻ đẹp và ý nghĩa thực sự của ngày lễ Giáng Sinh bên gia đình và bạn bè. Chúc các bạn có một mùa Giáng sinh vui vẻ và hạnh phúc!
Sưu tầm: Mai Ngọc Trang – Lớp 10A1.1 (Thành viên CLB Tiếng Anh)