CHI ĐOÀN 12A11 SINH HOẠT LỚP VỚI CHỦ ĐỀ “ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA”

Có thể nói rằng, trong mỗi chúng ta dù ít hay nhiều, thường xuyên hay thỉnh thoảng đều có những áp lực bản thân, những suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi về khả năng của mình, thậm chí là phủ nhận năng lực của chính mình. Đối với mỗi học sinh chúng ta khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường điều đó có ảnh hưởng thế nào, đem lại hậu quả ra sao về mặt tinh thần cũng như kết quả với học tập và cách khắc phục nó ra sao đang là một vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu và biết hơn. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách hạn chế, khắc phục những hậu quả khi chính mình hoặc bạn bè mình rơi vào tình trạng này trong tiết sinh hoạt thứ 7, ngày 22 tháng 10 năm 2022 dưới sự cố vấn, hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm Tổ 2 - Chi đoàn lớp 12A11 trường THPT Tiên Lữ đã tiến hành chia sẻ những thông tin về chủ đề “Áp lực đồng trang lứa” mà nhóm tìm hiểu được dưới sự điều hành của bạn Nguyễn Phương Thảo.

“Áp lực đồng trang lứa là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội, phải thay đổi thái độ, giá trị và các hành vi để phù hợp các chuẩn mực của nhóm. Nói đơn giản hơn, đó chính là cảm giác tự ti của bản thân khi không đạt được những điều giống bạn bè xung quanh. Chắc hẳn trong đầu ta lúc đó sẽ hiện lên vô vàn các suy nghĩ: “À, mình không bằng họ” hay “Tại sao mình lại kém cỏi vậy nhỉ?”. Chúng ta bỗng chốc trở lên tự ti, cảm giác thua kém hoặc vô tình phủ nhận thành quả của bản thân. Tất cả cảm giác ấy chính là dấu hiệu cho thấy chúng ra đang gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa rồi đấy.

“Áp lực đồng trang lứa” xảy ra ở lứa mọi lứa tuổi. Ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học, mở rộng mối quan hệ của mình, chúng ta có những người bạn xung quanh. Rất nhiều bạn trong số đó là những bạn học giỏi, học khá, có IQ cao. Chúng ta bắt đầu làm quen với sự xuất hiện của những cuộc thi, những bài kiểm tra. Từ đó có thêm sự so sánh điểm số cao thấp, học lực khá, giỏi trong học tập. Hay khi chúng ta bắt đầu đi làm, mức lương nhận được hàng tháng lại trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Người này đi làm được 50.000.000 VNĐ/tháng là tài giỏi, là thành công; bạn đi làm với mức lương chỉ 5.000.000 đến 10.000.000 VNĐ là kém cỏi, là không đủ sống... Có thể ở độ tuổi nào chúng ta cũng có những áp lực riêng và những áp lực ấy sẽ ngày càng tăng thêm, khiến chúng ta cảm thấy chán ghét với cuộc sống này và rồi dần dần, những áp lực này như lấy đi sự tự tin, lấy đi niềm tin vào bản thân và làm chúng ta trở nên mệt mỏi hơn, tự ti hơn.

Vậy nguyên nhân những mệt mỏi, những sầu não, áp lực ấy là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ bên ngoài và cả chính bên trong mỗi con người.

Thứ nhất, là nguyên nhân đến từ mạng xã hội.

Khi lướt FB thấy bạn bè đưa các thành tích học tập, đạt giải Nhất, giải Nhì trong các cuộc thi, giấy khen học sinh giỏi, bảng điểm đẹp đến ngưỡng mộ,... Lúc đó, trong mỗi chúng ta có thể có những thái độ, cảm xúc khác nhau nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ vô thức đối chiếu lại với bản thân và cảm thấy một chút thất vọng về mình khi chưa bằng họ để rồi không thoát khỏi sự lo lắng của bản thân vì mình còn đang loay hoay với những bài tập đơn giản, vẫn còn chưa thật sự có những suy nghĩ trưởng thành và thậm chí là còn đang buông lơi với chính cuộc đời của mình.

Thứ hai, nguyên nhân đến từ sự so sánh trong xã hội

“ Con nhà người ta” đó là thuật ngữ mà trong mỗi chúng ta chắc chắn ai cũng đã được nghe. Bữa cơm gia đình diễn ra, bố mẹ mở ti vi lên nghe bản tin thời sự. Bạn học sinh nghèo nào đó đạt giải Nhất trong kì thi Tiếng Anh quốc tế. Cậu khuyết tật vừa được phỏng vấn vì đạt giải Nhì trong kì thi bơi lội của tỉnh,... Dù không hề quen biết, chúng ta cũng bị bố mẹ đem ra só sánh: con nhà người ta như thế đấy, nhìn lại con nhà mình thì thế này thế kia.

một câu nói đó là: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nên không thể lấy sự thành công của người khác mà ép buộc ta được. Bị so sánh càng nhiều chúng ta càng áp lực khi bản thân mình thua kém người khác và không đáp ứng được kì vọng của mọi người.

Thứ ba, nguyên nhân đến từ sự hòa nhập với tập thể

Bước vào một lớp học mới, ngồi bên cạnh một bạn mới, bạn nhận ra bản thân không có gì nổi trội trong khi mình cũng từng là một học sinh ưu tú. Trong một tập thể với nhiều người xuất xắc như vậy, chắc chắn sẽ có một áp lực vô hình đè nặng lên vai chúng ta.

Tiếp theo là phần chia sẻ về hậu quả của “Áp lực đồng trang lứa”. Khi chúng ta rơi vào tình trạng này, ta sẽ gặp phải một số hậu quả kể đến như: Dần rời xa các mối quan hệ do nhiều áp lực; Dễ thất bại hơn do bản thân muốn thành công nhanh chóng; Luôn sống trong căng thẳng, mệt mỏi, giảm đi sự tự tin thậm chí là đánh mất chính mình.

Theo bạn, “Áp lực đồng trang lứa” có thực sự đáng sợ không? Câu trả lời là KHÔNG. Đôi khi chính những áp lực đến từ những người xung quanh lại là bàn đạp thúc đẩy chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, không được lơ là và chủ quan. Áp lực là điều cần thiết thúc đẩy chúng ta cố gắng và nỗ lực. Có những người coi áp lực là điều cần có để bản thân mạnh mẽ hơn và tiếp tục cố gắng trong hành trình của mình. Vậy nên ở tuổi nào cũng vậy, tuổi nào mà chẳng có áp lực, ai cũng gặp áp lực, chỉ là cách chúng ta đối diện và nhìn nhận nó như thế nào mà thôi

Bạn Nguyễn Thùy Linh chia sẻ cách vượt qua áp lực một cách nhẹ nhàng

Theo Linh, để vượt qua áp lực một cách nhẹ nhàng chúng ta chỉ cần luôn nhắc nhở bản thân mình là duy nhất. Tôi đã đọc được một câu rất hay: “Chúng ta đều là những bông hoa duy nhất trên thế giới này, mỗi người đều mang trong mình một hạt giống khác biệt. Bạn cần nỗ lực hết mình để bông hoa ấy hé nở .Ngoài ra bạn cũng chia sẻ, để vượt qua áp lực đồng trang lứa một cách nhẹ nhàng chúng ta hãy yêu thương và trân trọng bản thân; nhận ra giá trị của mình; đặt ra 1 mục tiêu cụ thể; hiểu rõ giới hạn bản thân.

Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có một câu nói rằng: “Nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng leo cây thì cả đời con cá đó sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”. Thế nên, bạn hãy lắng nghe để biết giới hạn của bản thân, rằng mình mạnh, yếu hay dở ở đâu để phát huy và cải thiện.

Trên đây là những chia sẻ của nhóm chúng em về chủ đề: “Áp lực đồng trang lứa. Với những chia sẻ nhỏ bé này, mình hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn lớp 12 A11 nói riêng và toàn thể các bạn học sinh trường THPT Tiên Lữ nói chung hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện và biết cách khắc phục khi gặp phải vấn đề về “Áp lực đồng trang lứa”.

Cuối cùng, chúng em xin được cảm ơn cô giáo chủ nhiệm – Cô Vũ Thị Thương đã tạo cho chúng em có cơ hội lan tỏa chủ đề này tới các bạn học sinh. Cảm ơn cô đã quan tâm, thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em được rèn luyện và phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết thiết của công dân thời đại mới khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trường THPT Tiên Lữ luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Chúc các bạn học sinh luôn đạt được thành tích cao trong học tập và các kỳ thi sắp tới.

Bài và ảnh: Tổ 2- lớp 12A11

Tác giả: Tổ 2- lớp 12A11 (2022-2023)
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 31
Hôm nay : 301
Hôm qua : 343
Tháng 02 : 1.945
Tháng trước : 6.967
Năm 2025 : 8.912
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.361.938