MỘT TIẾT HỌC THỰC HÀNH SINH HỌC ĐẦY THÚ VỊ!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Thật vậy! Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả;  Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học. Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. Bởi vậy mà học phải đi đôi với hành. Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Bởi vậy mà các giờ thực hành các môn học trong Trường THPT Tiên Lữ đã được Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn hết sức coi trọng. Ban Giám hiệu trường THPT Tiên Lữ đã rất quan tâm, đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại cho những phòng thực hành bộ môn: Phòng thực hành Tin, Phòng thực hành Lí, Hóa, Sinh. Những giờ thực hành đã đem đến cho học sinh những hứng thú, những trải nghiệm thật thú vị, bởi chúng em được đem lí thuyết thầy cô dạy trên lớp vận dụng vào trong cuộc sống, để giải thích các hiện tượng khoa học,…

Tiết 4, ngày thứ 3/15/3/2022 Lớp 11A1 đã có một tiết học Thc hành bộ môn Sinh học của cô giáo Hoàng Thị Hương với những trải nghiệm thú vị! Trong tiết thực hành chúng em được sử dụng kính hiển vi để quan sát những cấu trúc, những hiện tượng ở cấp độ hiển vi, được tự tay làm tiêu bản, tự sử dụng kính hiển vi và quan sát được khí khổng, sự đóng mở khí khổng… dưới kính hiển vi.

Kính hiển vi sử dụng trong giờ thực hành
 

Để chuẩn bị cho giờ học thực hành chúng em đã được cô giáo chuẩn bị cho mỗi nhóm nhỏ (4 bạn trong một nhóm) một kính kiển vi, lam lính, lamen, nước cất, bộ đồ mổ, cốc thủy tinh… và mẫu vật là những lá cây thài lài tía.

Trong tiết thực hành, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, đầu tiên chúng em làm 2 tiêu bản, một tiêu bản quan sát khí khổng ở lớp TB biểu bì mặt dưới của lá và một tiêu bản quan sát khí khổng ở  lớp TB biểu bì mặt trên của lá. Sau khi làm tiêu bản xong, chúng em được quan sát dưới kính hiển vi và thấy các hiện tượng: ở mặt dưới của lá cây thài lài tía có nhiều khí khổng, còn ở lớp tế bào biểu bì ở mặt trên có rất ít. Điều này, một lần nữa chúng em kiểm chứng được khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.

Lớp tế bào biểu bì ở mặt dưới lá cây thài lài tía (ảnh chụp dưới KHV với độ phóng đại 100 lần)
 
Lớp tế bào biểu bì ở mặt trên lá cây thài lài tía (ảnh chụp dưới KHV với độ phóng đại 100 lần)
 

Tiếp theo chúng em quan sát sự đóng mở khí khổng:

TB khí khổng đang trạng thái đóng (ảnh chụp dưới KHV với độ phóng đại 160 lần)
 
TB khí khổng đang trạng thái đóng và ở trạng thái mở (ảnh chụp dưới KHV với độ phóng đại 160 lần)
 

Ngoài ra chúng em còn tranh thủ làm lại thí nghiệm co nguyên sinh và phản co nguyên sinh:

Hiện tượng co nguyên sinh (ảnh chụp dưới KHV với độ phóng đại 100 lần)
 

Qua tiết thực hành, chúng em có thể tự mình giải thích được nội dung khoa học, đưa ra được nhiều câu trả lời, hình thành và phát triển kĩ năng, làm việc tập trung và chính xác. Từ đó học cách lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc, chuẩn bị và phân công công việc trong nhóm, biết cách thu thập và ghi chép các kết quả mang lại từ bài học, mô tả và phân tích chính xác đối tượng của bài học và đi tới kết luận, qua đó rút ra bài học thành công, khó khăn và thất bại trong học tập, công việc. Chúng em mong sẽ có nhiều giờ học thực hành bổ ích như thế!

 Bài viết: Doãn Phương Anh Lớp11A1

Tác giả: Doãn Phương Anh – Lớp11A1 (2021-2022)
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 212
Hôm qua : 185
Tháng 10 : 8.892
Tháng trước : 10.643
Năm 2024 : 195.844
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.337.250