Học đại học hay đi làm?

Học đại học hay đi làm? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh đang lưỡng lự trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời mình. Sau khi hoàn thành chương trình THPT, các bạn lựa chọn học lên tiếp đại học hay chọn con đường đi làm? Bản thân em cũng là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường vì vậy em cũng rất hiểu, đồng cảm với những suy nghĩ của các bạn đồng trang lứa.

Thực tế cho chúng ta thấy rằng con đường đại học hay con đường đi làm đều dẫn chúng ta đến cái đích là có một công việc tạo ra thu nhập. Một điều chúng ta nên biết đó là chẳng có con đường nào trải toàn hoa hồng cả. Học đại học hay đi làm đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

Học đại học có những thuận lợi và khó khăn nào?

Đại học không phải là con đường duy nhất giúp chúng ta đến đích nhưng nó là con đường ngắn nhất để ta đạt được mục tiêu của mình. Với chuyên ngành theo học, chúng ta có kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tìm việc làm dễ dàng hơn là những bạn ko theo học. Tấm bằng đại học chính là một trong những công cụ hỗ trợ bạn tìm việc tốt nhất hiện nay.
Tuy nhiên, để có được một tấm bằng đại học cũng là quá trình đầy gian khổ. Nó tiêu tốn tiền bạc, sức lực, tuổi trẻ và vô cùng áp lực đè nén. Với mọi sự nỗ lực vượt qua nhiều kì thi, cuộc tuyển chọn thì họ có thể bước lên khán đài nhận lấy tấm bằng cử nhân.

Có nên đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT?

Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà học đại học đem lại nhưng không phải là ai cũng có thể được chọn con đường đại học, bởi còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sở thích, kinh tế.... Vậy nên đi làm cũng là một lối thoát hiểm.Việc lựa chọn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT cũng có nhiều mặt tích cực. Trước hết, bạn có thêm kinh nghiệm làm việc, kĩ năng. Nhiều công ty sẽ chú trọng về kinh nghiệm và kĩ năng của bạn hơn cả tấm bằng đại học. Thứ hai, đó chính là tự lập về kinh tế chẳng phải dựa giẫm vào ai. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng tài chính của gia đình bạn. Điều thứ ba, mỗi khi bước vào một môi trường mới bạn sẽ không còn thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ. Điều thứ tư, nó sẽ dạy cho bạn trở thành một người sống có trách nhiệm, có ích hơn…

Song hành cùng những điểm tích cực là những tiêu cực của việc đi làm sớm. Mặc dù không phải chịu áp lực của các bài kiểm tra, kì thi như việc đi học nhưng khi đi làm đủ thứ áp lực đè nặng lên chúng ta chính là thời gian và chỉ tiêu công việc. Quanh năm suốt tháng chúng ta phải vùi đầu vào công việc. Thời gian dành cho gia đình hơn, dành cho đam mê chẳng còn lại bao nhiêu. Còn một điều, khi bước ra đời đi làm những kì nghỉ hè sẽ chẳng còn nữa. Việc đi làm sẽ sớm bào mòn chúng ta.

Dưới đây là một số ý kiến phỏng vấn từ đại diện thành viên lớp 12A5 về chủ đề “Học đại học hay đi làm?”

Qua cuộc phỏng vấn ta có thể thấy phương án học tiếp lên đại học vẫn được các bạn học sinh lớp 12A5 ưa chuộng hơn. Dù chúng ta chọn con đường nào thì chúng ta vẫn phải học, học kiến thức, học kĩ năng, học cách ứng xử… Thế nên là đừng quá lo lắng về sự lựa chọn giữa việc học hay đi làm. Bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau, khi đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Đừng để người khác chi phối bạn! Hãy nhớ rằng sự cố gắng và nỗ lực mới là thứ giúp ta đến được đích, chạm đến vinh quang. Hãy tự đánh giá năng lực, đam mê của bản thân để chọn được con đường đúng đắn nhất cho mình. Hãy cố gắng hoàn thành tốt khoảng thời gian được ngồi trên ghế nhà trường để những cơ hội tốt sẽ đến với chúng ta. Khi đó cơ hội trong tầm tay, hãy nỗ lực phấn dấu để chứng tỏ bản thân. Vì tương lai mà không ngừng tiến lên phía trước.

Người viết: Nguyễn Chí Hiếu & Phạm Thành Trung – Lớp 12A5

Tác giả: Nguyễn Chí Hiếu & Phạm Thành Trung – Lớp 12A5 (2021-2022)
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 55
Hôm qua : 296
Tháng 01 : 1.856
Tháng trước : 4.647
Năm 2025 : 1.856
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.354.882