GỬI BẠN, NGƯỜI CÓ TRÁI TIM VÔ CÙNG NHẠY CẢM

(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

 

Có khi nào bạn dành thời gian ra, ngẫm nghĩ và hỏi chính mình rằng ‘‘Mình là kiểu người gì?’’ hay chưa? Bạn vô tư, thông minh hay nhạy cảm và hài hước? Có những người trong chúng ta trông thì có vẻ rằng họ đang rất hạnh phúc, tràn đầy nhựa sống, nhưng thực ra, họ đang cố vươn lên để không ai biết được sự mỏng manh trong họ, rằng họ đang rất mạnh mẽ và kiên cường.

Có những chuyện xảy ra đôi khi không hề theo mong muốn của họ, nó buộc họ nhìn mọi thứ chi tiết và rõ ràng hơn, và khi nhìn thấu mọi chuyện, có những sự thật sẽ khiến người nhạy cảm rơi vào cảm giác cô đơn vì không ai hiểu những gì mà họ đã và đang trải qua.

Bạn có thể không vì một tin nhắn mà muộn phiền, nhưng người nhạy cảm sẽ vì vài dòng vô tư của ai đó mà rơi vào bi quan, hay cũng có những lời nói mà bạn bè xung quanh nói với nhau rất vui vẻ, cười đùa và coi đó như là món quà của họ dành cho nhau, nhưng người nhạy cảm lại cảm thấy lời nói đó ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của mình, và họ lâm vào trạng thái nghĩ nhiều, thậm chí có thể có những hành động thiếu sự cẩn trọng, chín chắn. Nhạy cảm quá ... sẽ biết được những việc lẽ ra không nên biết, nhìn ra được những thứ khiến mình đau lòng, thấy trước viễn cảnh không vui sẽ diễn ra, ... Cũng vì nhạy cảm quá, nên dễ bị tổn thương bởi những lời nói, việc làm tưởng chừng như rất bình thường của ai đó.

Cuốn sách ‘‘Gửi bạn, người có trái tim vô cùng nhạy cảm’’ là câu chuyện về trái tim dưới góc nhìn khoa học não bộ và tâm thần học, được viết bởi Giáo sư Hong-jin Jeon, người đã tư vấn và điều trị cho hơn 10.000 bệnh nhân với tư cách là chuyên gia về sức khỏe tâm thần tại bệnh viện Samsung Seoul trong hơn 10 năm. Cuốn sách này dành cho người cực kỳ nhạy cảm.

(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

Giáo sư Hong-jin Jeon muốn gửi gắm đến những người có trái tim vô cùng nhạy cảm rằng ‘‘Chúng ta đều sống chung trong một thế giới, nhưng mỗi người lại có cuộc đời riêng và mang trong mình những câu chuyện riêng’’

Mở đầu cuốn sách là ‘‘Câu chuyện về nghiên cứu của tôi’’. Đó là câu chuyện về việc điều trị bệnh trầm cảm khi hàng ngày tiếp xúc với các bệnh nhân mắc bệnh này. Ông cho rằng bệnh trầm cảm của họ có các triệu chứng đa phần là giống nhau, đặc biệt ‘‘tính cách nhạy cảm xuất hiện ở phụ nữ là phần lớn’’. Ông bắt đầu quan tâm đến những người nhạy cảm như vậy, ông phụ trách dự án là so sánh triệu chứng trầm cảm giữa những người Hàn Quốc và Mỹ, và đưa ra các lập luận khác nhau. Người Hàn Quốc khi mắc chứng trầm cảm thường nhạy cảm hơn nhiều với các triệu chứng cơ thể, và thực tế là họ cũng cảm nhận thấy sức khỏe sụt giảm rõ rệt. Trong khi đó, người Mỹ có khả năng phân biệt rất rõ ràng khi bản thân trở nên âu sầu, nhạy cảm, và nghĩ ngay đến chứng trầm cảm.

Sự khác nhau giữa những biểu hiện, khả năng phân biệt và cảm nhận của người Hàn Quốc và người Mỹ đã giúp cho những lập luận của ông về bệnh trầm cảm trở nên sắc bén hơn, đồng thời cũng thấu hiểu được những người có trái tim nhạy cảm, lo âu. Cuốn sách này cũng giúp tâm hồn nhạy cảm trở nên thư thái, bình yên hơn một chút, như thể người bạn ngồi bên cạnh kể cho ta nghe một vài câu chuyện thú vị và giúp trái tim ta khẽ hát ngân nga.

(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

Mình chỉ muốn gửi tới những ai đó nhạy cảm đôi lời tâm sự thật lòng của mình:

Mình hi vọng bạn sẽ sống thoải mái hơn, hạnh phúc hơn, đón nhận những điều tích cực hiện tại, bởi cuộc sống đẹp vậy mà, không tận hưởng thì phí lắm!

Mình mong bạn bớt bận lòng, hãy mở rộng tấm lòng mình ra để đón nhận từng khoảnh khắc của cuộc sống. Mong bạn hãy buông bỏ những tiêu cực, những muộn phiền khiến bạn ‘‘đau và rất đau’’.

Mong rằng bạn có thể bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của một số người, tha thứ cho họ cũng là giải thoát cho những mớ bòng bong, khó chịu bấy lâu trong người bạn.

Mình mong bạn yêu lấy mình nhiều hơn, hãy để bản thân sống thư thái trong những ngày bình yên, thanh thản, sống đúng nghĩa cho chính mình. Dẫu hôm nay trần gian có phũ phàng, mong bạn vẫn sẽ đón nhận nó một cách tích cực và mỉm cười, suy nghĩ thêm lần nữa để ở lại trần gian. Cảm ơn bạn vì đã cố gắng sống tiếp. Hãy tích cực lên nhé!

Sưu tầm: Ngọc Anh - Lớp 11A1.3

 

Tác giả: Ngọc Anh - Lớp 11A1.3 (2023-2024)
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 5
Hôm nay : 167
Hôm qua : 327
Tháng 11 : 7.259
Tháng trước : 10.696
Năm 2024 : 204.907
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.346.313