TƯ DUY PHẢN BIỆN

Một trong những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21 giúp chúng ta đưa ra những nhận định chính xác trước các luồng thông tin liên tục đó là tư duy phản biện. Hiện nay, người người nhà nhà nói về tư duy phản biện. Vậy cụ thể phản biện là như thế nào? Làm thế nào để có được tư duy phản biện tốt?

Tư duy phản biện (Critical thinking) được định nghĩa là khả năng xem xét, đánh giá và phân tích một vấn đề hoặc tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, không chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, mà còn dựa trên những dữ liệu thực tế, lý luận và tính logic. Đây là một phương pháp tư duy mang tính tích cực và chủ động, trong đó, việc đặt câu hỏi, đưa ra luận điểm đáng tin cậy từ dữ liệu có sẵn được khuyến khích thực hiện.

Về bản chất, tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta phải sử dụng khả năng suy luận của mình để phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Một ứng dụng dễ thấy nhất của tư duy phản biện hiện nay là khả năng nhận biết tin giả (fake news). Điều thú vị là tất cả chúng ta đều có tư duy, nhưng phần lớn suy nghĩ của chúng ta phiến diện, không đầy đủ, do ta chỉ tư duy dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Ví dụ bạn là người hướng nội, thích làm việc một mình và bạn thấy công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm rất hợp với mình. Từ đó bạn dần hình thành nhận định tính cách hướng nội sẽ hợp với các công việc như: nghiên cứu, viết lách, lập trình… Tuy nhiên, đây là tư duy phiến diện dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Vì trên thực tế, rất nhiều người hoạt ngôn, sôi nổi cũng hoàn toàn có thể thành công với những công việc trên. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?

Một là rèn luyện khả năng tập trung:

Trong thế giới đa nhiệm ngày nay, chúng ta thường thiếu khả năng tập trung. Chúng ta rất dễ bị phân tâm vì quá nhiều yếu tố nhiễu. Đôi khi không có khả năng tập trung lắng nghe người khác, thấu hiểu cảm xúc và tâm tư của người khác. Vì thế, luyện tập khả năng tập trung, deep work (làm việc sâu, chìm đắm trong công việc) là một điều rất quan trọng. Và từ đó, chúng ta nhận ra được những điểm yếu, từ đó tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, sao cho đạt chất lượng cao hơn. Quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân thông qua việc tập trung học tập, làm việc không chỉ giúp cho chúng ta hiểu rõ bản thân hơn mà còn giúp ta học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn, phát hiện ra bản thân có những tiềm năng như thế nào.

 

Hai là rút ra kết luận từ bất cứ thông tin nào mình đọc được:

Việc tổng hợp thông tin hay rút ra kết luận từ các dữ liệu mà bạn tiếp xúc hàng ngày sẽ giúp bạn hình thành khả năng phân tích logic. Đây là một khả năng vô cùng cần thiết, do đó, hãy tập làm quen bằng cách đọc các cuốn sách, báo chí mà bạn quan tâm và rút ra kết luận từ những tài liệu đó.

 

Ba là lập luận dựa trên bằng chứng:

Đừng nhầm lẫn ý kiến (opinion) với thực tế (fact). Khi người khác đưa ra yêu cầu hoặc ý kiến, đừng ngay lập tức tin và làm theo nếu như không có bằng chứng. Bạn hãy tìm cả những bằng chứng trái chiều để có cái nhìn đa chiều rồi mới đưa ra quyết định. Điều đó cũng giúp bạn xây dựng kỹ năng diễn giải thông tin và đưa ra được những quyết định hợp lý.

 

Bốn là đặt câu hỏi cho mọi thứ và tự tìm ra câu trả lời:

Chúng ta có bao giờ tò mò và tìm cách tối ưu công việc, nghĩ xem có thể có cách nào làm việc nhanh hơn không, hiệu quả hơn không? Nếu có, chứng tỏ là ta đang tư duy, tìm cách trả lời cho câu hỏi đó của mình. Điều đó nâng cao trình đọ nhận thức, kích thích tinh thần học hỏi và giải quyết vấn đề ở chính bản thân chúng ta.

                                                                       Bài và Ảnh: Phạm Ngọc Anh- 11A1.3

Tác giả: Phạm Ngọc Anh- 11A1.3 (2023-2024)
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 102
Hôm qua : 470
Tháng 04 : 27.872
Tháng trước : 38.504
Năm 2024 : 116.105
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.257.511