Câu truyện về nhà khoa học Adolf Mayer

Ảnh nhà khoa học Adolf Mayer

Có thể bạn đã biết, vào năm 1892 nhà thực vật học người Nga Dimitriy Ivanovski là người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra Virus khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá, và nhờ đó, ông đã trở thành ông tổ của ngành Virus học. Nhưng liệu bạn có biết, trước đó vào năm 1883 nhà khoa học Adolf Mayer đã nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá và đã thu nhận được những thành công nhất định. Vậy tại sao ông tổ của ngành Virus học lại là Dimitriy Ivanovski mà không phải là Adolf  Mayer?

Adolf Mayer sinh năm 1843 trong một gia đình giáo viên trung học ở Oldenburg. Mẹ của ông là con gái của nhà hóa học nổi tiếng người Đức Leopold Gmelin. Từ 1860 đến 1862, ông nghiên cứu sinh học, địa chất và hóa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe. Năm 1862, ông đăng ký học tại Đại học Heidelberg và ông tốt nghiệp hạng ưu năm 1864 với bằng Tiến sĩ ở lĩnh vực Sinh học.

Năm 1879, Adolf Mayer ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp nghiên cứu, với danh tiếng của một nhà khoa học nổi tiếng của thế giới thời bấy giờ, Ông đang giữ chức vụ Giám đốc Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp tại Wageningen ở Hà Lan, Ông đã được những người nông dân Hà Lan đề nghị nghiên cứu một căn bệnh gây ra ở cây thuốc lá, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế của người dân. Ông đã tiến hành nghiên cứu. Lúc bấy giờ, căn bệnh này đã được cho là lây lan do chất độc rất nhỏ, nhưng với tài năng của Mayer, ông đã phát hiện ra đây chắc chắn là một dạng sống với những bằng chứng và lập luận xuất sắc. Mayer đã sử dụng kính hiển vi quang học để tìm kiếm dấu hiệu của nấm hoặc vi khuẩn trong nhựa cây bị nhiễm bệnh, nhưng ông không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào vì tác nhân gây bệnh quá nhỏ để có thể phát hiện được bằng kính hiển vi quang học và cũng không thể nuôi cấy thành khuẩn lạc nên ông đã đưa ra giả thuyết: Bệnh khảm không phải là do  vi khuẩn gây nên mà có thể là do 1 dạng sống mới nhỏ hơn cả vi khuẩn gây nên.

Nhưng do học thuyết Vi trùng - Bệnh của Koch’s quá nổi tiếng nên Adolf Mayer đã dao động, và cuối cùng, ông đã quyết định từ bỏ giả thuyết của bản thân. Vào năm 1883 ông đã công bố như sau: Tác nhân gây bệnh có lẽ là vi khuẩn có kích thước nhỏ bé hơn rất rất nhiều so với vi khuẩn bình thường. Giả thuyết về độc tố đã bị bác bỏ. Mặc dù vẫn có chỗ không thể giải thích được nhưng với danh tiếng của học thuyết Koch’s và  Mayer, kết quả vẫn được chấp nhận và ‘‘chìm xuồng’’ cho đến năm 1892, nhà thực vật học người Nga Dimitriy Ivanovski, đã thực hiện lại thí nghiệm và đưa ra kết luận: "Bệnh khảm không phải là một chất độc hóa học mà có bản chất của một mầm bệnh sống nhưng có kích thước vô cùng bé, nhỏ hơn cả vi khuẩn nhiều lần, không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học thông thường".

Kết luận trên đã làm cả thế giới “điên đảo”, đồng thời đã bổ sung cho sự thiếu sót của học thuyết Vi trùng – Bệnh của Koch’s. Và sau này, tất cả những ai yêu thích Sinh học cũng đều biết đến nhà khoa học Dimitriy Ivanovski - ông tổ của ngành Virus học.

Ảnh nhà khoa học Dimitriy Ivanovski – Ông tổ của ngành Virus học

Cơ hội chỉ đến 1 lần, và nó đã chọn Mayer trước, nhưng ông đã bỏ lỡ nó và  Dimitriy Ivanovski đã bắt lấy cơ hội, tỏa sáng rực rỡ như ánh mặt trời.

Qua câu truyện này, mình muốn gửi tới các bạn một thông điệp là “Nếu chúng ta đã chứng minh được quan điểm của mình là đúng, thì hãy nên bảo vệ nó cho đến cùng”. Chúc các bạn gặt hái được thật nhiều thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống!

Sưu tầm: Bùi Hoàng Long – Lớp 11A1.2 (CLB Học tập)

Tác giả: Bùi Hoàng Long – Lớp 11A1.2 (CLB Học tập) 2023-2024
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 9
Hôm nay : 64
Hôm qua : 161
Tháng 01 : 4.679
Tháng trước : 4.647
Năm 2025 : 4.679
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.357.705