CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4 CỦA TỔ CHUYÊN GIA: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Thực hiện kế họach năm học 2020 - 2021 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào việc dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh, ngày 12/4/2021 đồng chí Nguyễn Thị Phương - thành viên tổ Chuyên gia đã chia sẻ chủ đề: Ứng dụng CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá qua phần mềm Plickers.

Vào tiết 4, sáng Thứ 2, ngày 12/4/2021, đồng chí Nguyễn Thị Phương - giáo viên môn Hóa học thực hiện ứng dụng CNTT - Phần mềm Plickers trong tiết học: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh (tiết 1) tại lớp 10A12.

Giờ Hóa học tại lớp 10A12, Thứ 2 ngày 12/4/2021
 

Đến dự giờ tiết dạy của đồng chí Nguyễn Thị Phương, có đồng chí Vũ Thanh Bình - Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Ban chuyên môn và nhiều giáo viên khác trong hội đồng giáo dục nhà trường. Tiết học thực sự đã tạo được hứng thú, thuyết phục cho toàn thể các em học sinh lớp 10A12 và các thầy cô dự giờ. Đồng chí Nguyễn Thị Phương đã tổ chức tiết học: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh (tiết 1), diễn ra qua 4 hoạt động:

Hoạt động 1: Học sinh giải 2 câu đố vui, tạo hứng thú trước khi vào bài học. Ở nội dung này, đồng chí Phương đã chọn hình thức trình chiếu powerpoint (trò chơi vòng quay may mắn), chọn 01 học sinh ngẫu nhiên lên trả lời câu hỏi.

Trò chơi vòng quay may mắn
 

Hoạt động 2: Học sinh hoàn thành câu hỏi điền khuyết dựa trên phiếu học tập ở nhà (từ vòng quay may mắn, chọn học sinh ngẫu nhiên trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu bài tập). Giáo viên chuẩn hóa kiến thức.

File đính kèm tham khảo: PHIẾU HỌC SINH CHUẨN BỊ Ở NHÀ.docx

Học sinh lên bảng thực hiện nội dung điền khuyết
 
Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn
 

Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, thông qua các phiếu học tập số 1, 2 (chia lớp thành 8 nhóm). Sau đó các em tham gia trò chơi truyền phấn để trình bày kết quả hoạt động học tập của nhóm mình. Giáo viên gọi học sinh nhận xét, đánh giá chéo kết quả của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sắp xếp các chất sau thành chuỗi biến hoá liên tục dạng A → B → C → D → E.

Sau đó viết các phản ứng hoá học để thực hiện dãy biến hoá đó.

SO2

H2SO4

SO3

H2S

S

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Sắp xếp các chất sau thành chuỗi biến hoá liên tục dạng A → B → C → D → E

Sau đó viết các phản ứng hoá học để thực hiện dãy biến hoá đó.

SO2

Na2SO3

NaHSO3

H2S

S

 

Học sinh thảo luận nhóm
 
Học sinh hoàn thiện kết quả chuỗi biến hóa qua trò chơi truyền phấn
 
Giáo viên chữa bài và chuẩn hóa kiến thức
 

Hoạt động 4: Ở hoạt động luyện tập và vận dụng, đồng chí đã sử dụng phần mềm Plickers với các tấm thẻ Plickers để kiểm tra, đánh giá câu trả lời trắc nghiệm của học sinh. Hoạt động này đã thực sự cuốn hút học sinh. Các em tham gia rất hào hứng, sôi nổi để tìm ra cho mình đáp án thật nhanh và chính xác.

Học sinh đưa ra đáp án trên thẻ Plickers
 
Bảng tổng hợp kết quả của học sinh sau khi quét thẻ Plickers
 

Sau tiết dạy, tại buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ Chuyên gia, đồng chí Phương đã chia sẻ kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT- phần mềm Plickers vào bài học. Theo đồng chí, đây là một phần mềm đơn giản, khi triển khai không đòi hỏi người học phải có thiết bị điện tử mới có thể tham gia. Chỉ với bản free, giáo viên đã có thể triển khai rất nhanh và hiệu quả hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh mà hầu như không phát sinh chi phí đầu tư thiết bị. Mặt khác, phần mềm này còn giúp học sinh có hứng thú khi tham gia hoạt động học, phản hồi kết quả ngay tại thời điểm kiểm tra.

Cách sử dụng phần mềm Plickers chia làm 2 giai đoạn, cụ thể:

  1. Giai đoạn chuẩn bị ở nhà
  1. Giai đoạn triển khai trên lớp

Bước 1. Đăng kí tài khoản Plickers

(Trên máy tính thực hiện truy cập Plickers.com và đăng kí tài khoản)

Bước 2. Tạo đề thi

(Tạo đề thi trong Your Library)

Bước 3. Tạo danh sách lớp

(Tạo lớp trong your Class và nhập danh sách thành viên của lớp)

Bước 4. Chuẩn bị thẻ Plickers

(Tải và in thẻ Plickers phù hợp với sĩ số của lớp)

Bước 5. Cài đặt app Plickers trên điện thoại.

Bước 6. Phát thẻ Plickers và hướng dẫn cách trả lời.

 

Bước 7. Rà soát lại các thiết lập điều kiện trước khi bắt đầu thi kiểm tra.

 

Bước 8. Cho học sinh làm bài và quét điện thoại nhận kết quả trả lời

(GV chọn bộ câu hỏi …)

 

Bước 9. Xem kết quả kiểm tra và nhận xét.

 

 

Lợi ích của phần mềm Plickers:

- Có bảng thống kê theo từng học sinh xem câu nào trả lời đúng, câu nào sai và tính số % điểm đạt được của mỗi học sinh. Ngoài bảng tổng hợp theo thứ tự danh sách lớp còn có bảng kết quả xếp hạng từ cao xuống thấp.

- Bên cạnh đó còn có bảng thống kê theo câu hỏi, ở mỗi câu hỏi có thống kê tỉ lệ bao nhiêu % học sinh trả lời đúng. Dựa vào thống kê này, giáo viên biết kết quả học sinh thu nhận được trong quá trình học tập để có sự điều chỉnh cho phù hợp

- Hơn nữa dữ liệu của bài kiểm tra được lưu tự động, theo từng học sinh tại trang web của Plickers để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

Như vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra đánh giá là một việc làm thiết thực đối với ngành giáo dục hiện nay. Trong rất nhiều hình thức thì trắc nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá rất phổ biến và hiệu quả trong nhiều môn học. Tuy nhiên, để giúp học sinh đạt được kết quả cao khi làm bài thi trắc nghiệm thì việc rèn các kĩ năng tư duy, phản ứng nhanh cho học sinh là rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực và sáng tạo khi áp dụng CNTT vào dạy học.

Người viết: Bùi Thị Thu Hà - Thành viên tổ Chuyên gia

Tác giả: Bùi Thị Thu Hà
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 21
Hôm nay : 120
Hôm qua : 161
Tháng 01 : 4.735
Tháng trước : 4.647
Năm 2025 : 4.735
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.357.761