SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA TỔ CHUYÊN GIA VÀ TỔ STEM VỀ GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG THPT

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc, đòi hỏi người lao động có những kĩ năng ứng dụng, thực hành cao. Để đáp ứng thực tế trên, ngành Giáo dục đặt ra mục tiêu là đào tạo ra đội ngũ người lao động có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào cuộc sống. Một trong những giải pháp mà Bộ giáo dục đang rất chú trọng đó là giáo dục STEM.

Nhằm hướng tới CT GDPT tổng thể năm 2018 và chú trọng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, thực hiện sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ Chuyên gia trường THPT Tiên Lữ đã hội ý, thiết kế chủ đề STEM. Vào tiết 1 Thứ 6, ngày 08/01/2021 đồng chí Bùi Thị Hằng giáo viên môn Công nghệ thực hiện dạy STEM trên lớp 11A4 với chủ đề “Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật” – Công nghệ 11.

Trên cơ sở nghiên cứu giờ dạy chủ đề STEM của đồng chí Bùi Thị Hằng, ngày 11/01/2021, tổ Chuyên gia kết hợp với tổ STEM thảo luận với chủ đề: Giáo dục STEM tại phòng tổ Chuyên gia với mục tiêu tìm ra những giải pháp, hướng tiếp cận hiệu quả nhất trong thiết kế và tổ chức một chủ đề giáo dục STEM trong trường THPT.

Tới dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt chuyên môn, đại diện Ban Giám hiệu có các đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Hiệu trưởng và đồng chí Vũ Xuân Lập – Phó Hiệu trưởng nhà trường. Mở đầu, đồng chí Hoàng Thị Hương nêu mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn, tiếp theo đồng chí Hằng đã trình bày tiến trình thực hiện một bài học STEM gồm các bước:

- Lựa chọn chủ đề bài học

- Xác định vấn đề cần giải quyết

- Xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề.

- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Và để tổ chức một bài giảng STEM, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình 5 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo)

+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế.

+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế

+ Hoạt động 4: Chế tạo mô hình/thiết bị... theo phương án thiết kế và thử nghiệm.

+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu.

Từ giờ dạy của đồng chí Bùi Thị Hằng buổi thảo luận diễn ra sôi nổi, cởi mở. Đồng chí Vũ Xuân Lập - Phó hiệu trưởng nhà trường đã dự giờ chủ đề STEM của đồng chí Hằng, có đánh giá cao về quy trình, cách thức, trình tự, cách tổ chức giờ học, chuỗi hoạt động học tập của học sinh. Giờ học thực sự cuốn hút, hấp dẫn học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần chú ý quản lí thời gian trình bày của học sinh, sao cho các nhóm có thời gian trình bày phù hợp nhất. Đồng thời, đồng chí yêu cầu cần lan tỏa và tổ chức nhiều hơn nữa các tiết dạy chủ đề STEM từ tổ Chuyên gia và tổ STEM. Đến dự giờ dạy chủ đề GD STEM, đồng chí Sim đã đưa ra nhận xét: khi giao dự án về nhà khó đánh giá chính xác được học sinh nào làm, học sinh nào chơi, đây cũng là điều băn khoăn của đồng chí Hằng trong quá trình thiết kế và tổ chức chủ đề. Đồng chí Lập, đồng chí Thủy đã góp ý về cách khắc phục nhược điểm khi giao dự án theo nhóm để đánh giá được đúng công sức của từng thành viên trong nhóm, tránh tình trạng một số học sinh ỉ lại.

Tới dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó hiệu trưởng nhà trường đánh giá cao sự nỗ lực của các thành viên trong buổi sinh hoạt, đồng thời khẳng định về việc dạy học gắn với giáo dục STEM trong nhà trường là một xu thế tất yếu, cách dạy học gắn kiến thức khoa học với thực tiễn, định hướng cho học sinh vận dụng tri thức vào cuộc sống, giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền và đồng chí Vũ Xuân Lập dự buổi sinh hoạt chuyên môn cùng tổ Chuyên gia và tổ STEM
 

Tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Nguyễn Thị Phương rất tâm đắc với giờ dạy của đồng chí Hằng, đồng chí mong có được nguồn tài liệu chính thống cũng như được tập huấn bài bản để có được những bài dạy STEM bổ ích cho học sinh. Đồng chí Kỳ đã giới thiệu kho tài liệu và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các đồng chí trong tổ, trong trường thực hiện bài dạy STEM.

Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Hoàng Thị Hương đã tổng kết ưu nhược điểm của dạy học chủ đề STEM. Có thể thấy, lợi ích của dạy học STEM giúp học sinh có cơ hội thực hành thí nghiệm khoa học, phát triển khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề. Dạy học STEM còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng mềm như: tư duy phản biện, kĩ năng hợp tác, khả năng giao tiếp… Do vậy, trong thời gian tiếp theo dạy học STEM sẽ trở nên phổ biến trong các trường học.

                                                Ngô Thị Quyết - Thành viên tổ Chuyên gia

Tác giả: Ngô Thị Quyết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 169
Hôm qua : 418
Tháng 11 : 6.934
Tháng trước : 10.696
Năm 2024 : 204.582
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.345.988