SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, NÊN HAY KHÔNG NÊN?

Với suy nghĩ thuốc lá điện tử không gây nghiện và không có hại cho cơ thể  khiến cho việc sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) ngày càng phổ biến trong giới trẻ, và đang rộ lên như một trào lưu thời thượng, độ tuổi sử dụng thuốc lá nói chung và TLĐT nói riêng ngày càng trẻ hóa có những có những em học sinh mới chỉ lớp 6, lớp 7 cũng đã bị bắt gặp với điếu thuốc phì phèo trên tay. Sự thật liệu có đúng như vậy không?

(Ảnh sưu tầm trên Google)

Nếu thuốc lá điếu thông thường là loại thuốc lá khi muốn hút thì cần phải châm lửa, hít vào và nhả khói ra (tức là người sẽ hít khói vào để cung cấp Nicotine cho phổi). Thì TLĐT thì không cần châm lửa để hút, thay vào đó nó chuyển đổi một lượng dung dịch chất lỏng chứa Nicotine sẽ bốc hơi trong một buồng nóng của thiết bị thành hơi nước hay sương mù để người hút có thể hít vào. Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước, nhưng kết cấu chung bao gồm: pin, bộ đốt, nơi chứa dịch lỏng và phần ngậm hút.

Thuốc lá điện tử hiện nay, đã không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy vẫn chưa được phổ biến khi đem so sánh với thuốc lá thường nhưng thuốc lá điện tử lại trở thành một xu hướng với các bạn học sinh. Khi giờ đây, chỉ với 100 -120 nghìn đồng là ta đã có được 1 “cây thuốc lá” có thể đem vô và sử dụng trong khuôn viên trường học một cách đơn giản, qua việc giả dạng son môi, USB, bút... với nhiều hương vị khác nhau để tránh bị phát hiện.

(Ảnh sưu tầm trên Internet)

Trong trường của chúng ta cũng có những bạn sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử. Nhiều bạn học sinh do chưa tìm hiểu kĩ về thành phần và tác hại của thuốc lá điện tử mà cho rằng nó không gây tổn hại gì tới sức khỏe, hay thậm chí là nghĩ rằng thuốc lá điện tử có khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá truyền thống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường.

Bác sĩ Ngô Anh Vinh - phó trưởng khoa sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi trung ương - cho biết thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, vì thế trẻ có thể vật vã khó chịu khi sử dụng. Nicotine còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, có thể gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.

Thuốc lá điện tử với các ống dung dịch đốt không có định lượng về nồng độ nicotine và tạp chất, dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng nicotine và gây ra ngộ độc cấp tính. Rất nhiều ca phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì ngộ độc do các chất trong thuốc lá điện tử.

Có nhiều bạn học sinh thậm chí còn cố chấp sử dụng dù biết trước được những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại chỉ vì muốn thể hiện cái “Tôi”, mong muốn thể hiện bản thân, tỏ ra “ngầu” trong mắt bạn bè. Nhiều bạn nghĩ  rằng việc hút thuốc là việc của mình, không liên quan đến những người khác. Nhưng các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng: khi người hút thuốc thụ động hít phải khói thuốc, thì tức là họ đã "hút 2 điếu thuốc " ngay lúc đó, hay cho dễ hiểu thì người ngồi cạnh còn bị hại nặng hơn gấp 2 lần. Sử dụng TLĐT còn là nguy cơ khiến học sinh gia nhập các băng nhóm thanh thiếu niên, gia tăng tình trạng cô lập và bắt nạt học đường, gây nhiều bất ổn trong trường học.

(Ảnh sưu tầm trên Internet)

Không rượu bia, hút chích, sử dụng các loại chất kích thích ,và không hút thuốc lá và thuốc lá điện tử,… đã được quy định nội quy nhà trường. Vì một môi trường học tập lành mạnh, không khói thuốc, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại của thuốc lá, TLĐT đồng thời không sử dụng nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá, TLĐT; Gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc nơi công cộng. Mỗi người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá.

Mọi người hãy cùng nhau “Nói không với thuốc lá”!

Dù cho bất cứ loại thuốc lá nào, chúng ta đều nói không với nó, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Hãy từ bỏ thuốc lá, TLĐT khi còn có thể nhé các bạn!!

                                                       Tác giả : Phạm Đức Tuân - Lớp 10A3.2

Tác giả: Phạm Đức Tuân - Lớp 10A3.2 (2022-2023)
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 15
Hôm nay : 63
Hôm qua : 245
Tháng 12 : 4.068
Tháng trước : 9.325
Năm 2024 : 211.041
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.352.447