CHI ĐOÀN 12A2 TÌM HIỀU CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Đất nước Việt Nam – dải đất hình chữ S xinh đẹp nằm ở gần trung tâm của Đông Nam Á. Đây là một vị trí cực kì thuận lợi của Việt Nam trong việc giao lưu với thế giới, phát triển kinh tế... Nhưng bên cạnh đó, nước ta cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Và một trong số đó là các loại thiên tai khắc nghiệt. Sau đây xin mời mọi người cùng cô và trò lớp 12A2 tìm hiều về một số loại hình thiên tai phổ biến ở Việt Nam.

Nội dung thảo luận diễn ra ở môn Địa lí vào tiết 3 thứ 4 ngày 15/12/2021 với sự tham gia đầy đủ của các bạn học sinh trong lớp cùng giáo viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Lan. Mở đầu, cô giáo đã nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho các nhóm trong tiết học trước, cụ thể là thuyết trình về 3 loại hình thiên tai ở Việt Nam bao gồm: Ngập lụt - Lũ quét - Hạn hán. Tiếp theo cô mời lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày.

Phần trình bày đầu tiên của nhóm 1 về loại hình thiên tai phổ biến ở nước ta là: Ngập lụt. Đại diện cho nhóm 1 là bạn Trần Thành Doanh thuyết trình và bạn Nguyễn Ngọc Ánh trình chiếu Powpoint.

Các bạn đã tìm hiểu và trình bày về nơi xảy ra, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục của Ngập lụt. Đồng thời các bạn cũng đã sưu tầm và chia sẻ cho lớp một video về sự ngập lụt do mưa bão ảnh hưởng. Và thông qua phần trình bày của nhóm 1, chúng em biết được rằng ngập lụt thường xảy ra ở vùng đồng bằng lớn, nhiều sông ngòi như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, những vùng trũng thấp trên cả nước. Do ảnh hưởng của mưa lớn và bão, lượng mưa nhiều khiến cho nước không thoát kịp, nước sông dâng cao tạo nên hiện tượng ngập lụt, gây ảnh hưởng đến đời sông kinh tế và xã hội. Nhóm 1 cũng đã đưa ra được những biện pháp phòng tránh vô cùng chi tiết, được chia làm 3 giai đoạn đó là Trước khi xảy ra ngập lụt – Trong khi ngập lụt – Sau ngập lụt.

Các biện pháp phòng tránh ngập lụt
 

Một số hình ảnh khác
 

Tiếp theo, nhóm 2 trình bày sản phẩm của nhóm mình là tìm hiểu về loại hình thiên tai Lũ quét - một loại hình thiên tai vô cùng nguy hiểm. Đại diện trình bày sản phẩm của nhóm 2 là bạn Lê Phương Hà.

Qua nội dung thuyết trình của bạn, chúng em nhận biết:

- Lũ quét là 1 loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi 1 khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Là thiên tai bất thường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa bão, được xác định từ tháng 6 đến tháng 10 ở miền Bắc và từ tháng 10 đến than 12 ở miền Trung.

- Một số nguyên nhân gây ra lũ quét có thể kể đến như do địa hình dốc, mưa lớn, rừng bị chặt phá, đập vỡ hoặc xả lũ bất ngờ mà không báo trước, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn...

- Hậu quả do lũ quét gây ra thì vô cùng nghiêm trọng như gây thiệt hại về người và tài sản, phá hủy các cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường…

- Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm hoặc phòng tránh khi có lũ quét?

+ Không nên xây nhà ở nơi gần dòng chảy, độ dốc cao

+ Theo dõi thông tin dự báo trên các phương tiện truyền thông (ti vi, loa, đài…)

+ Xác định vị trí an toàn để tránh trú khi có lũ quét xảy ra

+ Chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc, dụng cụ cần thiết (đèn pin…)

+ Xây dựng đê điều, khai thông cống tắc; trồng rừng

Một số hình ảnh của nhóm 2
 

Cuối cùng là nhóm 3 về loại hình thiên tai Hạn hán, với phần trình bày của bạn An Thị Phương Thảo và bạn Vũ Kiều Oanh.

Kiến thức cơ bản được nhóm 3 trình bày:

- Hạn hán xảy ra ở khu vực khi đã trải qua thời gian dài bị thiếu nước. Ở Việt Nam, hạn hán chủ yếu ở Tây Nguyên, Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ và một số thung lũng khuất gió ở miền Bắc, thường vào những tháng mùa khô.

- Nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn hán là do hiện tượng El Nino, khí hậu thay đổi, mùa khô nên lượng mưa ít, tác động của con người…

- Hậu quả của hạn hán vô cùng nghiêm trọng. Nó dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thấm chí chiến tranh do xung đột nguồn nước, tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội, gây cạn kiệt nguồn nước.

- Để phòng chống hạn hán, ta cần phải:

+ Xem dự báo thời tiết để chủ động tích trữ nước khi mùa khô đến

+ Sử dụng nguồn tài nguyên nước một cánh hợp lí

+ Quy hoạch tưới tiêu hợp lí

+ Xây dựng ruộng đồng có đất giữ nước tốt, sử dụng giống cây chịu hạn

+ Xây dựng các hồ chứa nước có dung tích lớn

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng

+ Tổ chức đo đạt giám sát, cảnh báo xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Một số hình ảnh của nhóm 3
 

Sau khi theo dõi phần trình bày của các nhóm, cô giáo đưa ra nhận xét, các nhóm đều chuẩn bị bài đầy đủ, nội dung đúng yêu cầu, đặc biệt là nhóm 1 được tuyên dương với bài thuyết trình rất chi tiết và tỉ mỉ.

Tiết học kết thúc với những kiến thức bổ ích, các bạn học sinh lớp 12A2 sẽ có được những tri thức cần thiết cũng như sẽ nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống. Bởi chỉ có thế, thì những vụ thiên tai thảm khốc sẽ được giảm thiểu với chúng ta.

Lê Xuân Trường - Lớp 12A2

Tác giả: Lê Xuân Trường - Lớp 12A2 (2021-2022)
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 14
Hôm qua : 548
Tháng 02 : 2.662
Tháng trước : 6.967
Năm 2025 : 9.629
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.362.655