BẠO LỰC NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Hòa trong xu thế hội nhập thế giới, nước ta cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, là sự phát triển của công nghệ thông tin với sự xuất hiện hàng loạt của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Messenger, Intagram, Tiktok, Tweeter,... Tuy nhiên, điều đó cũng khiến một bộ phận giới trẻ GenZ đang quá đà “tự do ngôn luận” làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, cách dùng từ, những câu bình luận thiếu văn hoá xuất hiện ngày càng phổ biến.

Mạng xã hội phát triển mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “thế giới ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian, xao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”. Và đặc biệt, bạo lực ngôn ngữ trên không gian mạng, đã và đang trở thành vấn đề được cả xã hội quan tâm. Nó xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng công nghệ thông tin và hậu quả của nó thì không hề kém so với bạo lực ngôn ngữ ngoài đời thực. Việc sử dụng ngôn từ bạo lực trên mạng có thể gây tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của những nạn nhân bất đắc dĩ. Đáng lo ngại, ẩn đằng sau bàn phím – thủ phạm sử dụng bạo lực ngôn từ đang diễn ra một cách tự do, phổ biến.

Cách mạng 4.0 đã mang đến cả “bầu trời” công nghệ nhưng cũng mang đến hàng loạt những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đó là những người được tập hợp rất nhanh nhưng rồi biến mất cũng rất nhanh. Khi một đám đông được hình thành thì có cùng một mục đích như: tính hiếu kỳ, tò mò muốn biết sự thật nào đó, vì muốn bảo vệ một quan điểm hay đấu tranh cho một sự thật.Với những “đám đông ảo” trên mạng, đôi lúc chẳng cần lý do, không cần biết bản chất vấn đề, chỉ cần ghi vài dòng, để lai các trạng thái, icon trên trang cá nhân của chính mình thậm chí để lai các câu nói  phản cảm, thái độ tiêu cực…  rồi biến mất

Có những người share, đưa ra những bình luận về đối tượng mà không hiểu hoặc không biết gì, nhưng vẫn bị cuốn theo, theo hiệu ứng đám đông vô tình gây tổn thương, gây áp lực cho nạn nhân. Nhiều người có thói quen sẵn sàng mang những vấn đề riêng tư của một ai đó lên mạng xã hội để phán xét, dèm pha, để bình phẩm gây nên hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân: stress, trầm cảm, tự tử.

Thường xuyên sử dụng Facebook và Instagram không phải lúc nào cũng vui vẻ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên có thể khiến chúng ta đố kị và có những kỳ vọng không thực tế.

Ở một khía cạnh khác, khi giao tiếp trên mạng, thông qua các cách thức viết: status, blog, commemt, chat, người tham gia bị chi phối từ cảm xúc, tâm lý, định kiến của họ. Cùng một thông tin, hình ảnh nhưng mỗi người có thể diễn đạt ý theo những cách khác nhau, một câu tranh luận hoàn toàn có thể được cảm nhận thành một câu “hỏi đểu”, “đá xéo”, mỉa mai hay bắt bí nhau và bị phản ứng lại.

Vì vậy, bạn nên tạo cho mình một thói quen dùng mạng xã hội lành mạnh, sử dụng ngôn từ hợp lý và tự tạo cho mình thói quen sống lành mạnh. Chỉ khi đó chúng ta nhận thức được những giá trị cơ bản của tốt - xấu, đúng - sai thì sẽ tránh được việc làm tổn thương nhau bằng ngôn từ.

Tác giả: Phạm Minh Anh - Lớp 10A2.1       

Tác giả: Phạm Minh Anh - Lớp 10A2.1 (2022-2023)
Nguồn:Trường THPT Tiên Lữ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 15
Hôm qua : 240
Tháng 01 : 1.310
Tháng trước : 4.647
Năm 2025 : 1.310
Năm trước : 211.620
Tổng số : 2.354.336