Hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức giáo dục năm 2018 (Tải file đính kèm để xem chi tiết)

Tài liệu đính kèm: Tải về

UBND TỈNH HƯNG YÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

***

Số: 1441/SGD&ĐT-TCCB

Về việc đánh giá, phân loại cán bộ,

công chức hàng năm  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

Hưng Yên, ngày 27 tháng 8  năm 2018

      Kính gửi: Các trường, trung tâm trực thuộc Sở

   Thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Quyết định số 06/2015/QĐ-UB ngày 9/3/2015 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ban hành Quy định về phân cấp công tác tổ chức, công chức, viên chc tnh Hưng Yên.

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ tại Công văn số 969/HD-SNV ký ngày 23/11/2017 về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2017, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên hướng dẫn việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, nhân viên, lao động hợp đồng trong cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2018 như sau:

I. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ

1. Bảo đảm mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đều được đánh giá và phân loại tại đơn vị mình công tác.

1.1  Đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì đánh giá và phân loại ở chức vụ cao nhất.

1.2 Khi cán bộ, công chức, viên chức chuyên công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá phân loại. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì việc đánh giá, phân loại được thực hiện kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị cũ.

1.3  Đối với cán bộ, công chức, viên chức biệt phái: Do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức được biệt phái đến đánh giá; gửi kết quả đánh giá về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

1.4  Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học thì lấy kết quả học tập, có xác nhận của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng làm căn cứ đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan công tác.

2. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, chính xác. Nghiêm cấm lợi dụng việc đánh giá để trù dập, gây mất đoàn kết nội bộ.

3. Bảo đảm đúng thẩm quyền đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy quản lý thì đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức sau khi có kết quả đánh giá tập thể và cá nhân cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Huyện ủy theo phân cấp quản lý.

3. Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì bị hạ một mức xếp loại so với mức xếp loại theo quy định.

4. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đơn vị có trên 30% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ thì người đứng đầu đơn vị bị hạ 1 mức xếp loại theo quy định.

6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ:

Toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ đang làm việc trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên.

III. NỘI DUNG, THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ

1.Nội dung đánh giá

1.1  Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

e) Thái độ phục vụ nhân dân.

g) Công chức lãnh đạo, quản lý ngoài việc đánh giá theo nội dung trên, còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

3. Viên chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

c) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

d) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

đ) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

e) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

g) Viên chức quản lý ngoài việc đánh giá theo nội dung trên, còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Chú ý: Nhân viên hợp đồng 68 được đánh giá như công chức không giữ chức vụ quản lý, viên chức biệt phái đánh giá như viên chức.

2. Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức

2.1  Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại công chức là thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh.

2.2  Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh đánh giá phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại đối với công chức là cấp phó của mình , công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP thuộc quyền quản lý.

3. Trình tự, thủ tục đánh giá công chức

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý  (Thủ trưởng đơn vị).

a) Bước 1: Công chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá và phân loại (theo Phiếu tự đánh giá và phân loại – Phụ lục 2A, 2B đính kèm).

b) Bước 2: Xin ý kiến nhận xét bằng văn bản của Chi bộ nơi công chức (bao gồm cả công chức lãnh đạo quản lý không là đảng viên) công tác.

c) Bước 3: Tổ chức cuộc họp đánh giá

- Thành phần dự họp:

+ Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có các tổ chức cấu thành, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; ngoài ra, đơn vị có thể mời lãnh đạo cấp trên quản lý trực tiếp đến dự (riêng các Ban, Chi cục trực thuộc các sở, ngành có dưới 30 người làm việc thường xuyên thì thành phần tham dự gồm toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Ban, Chi cục).

+ Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không có các tổ chức cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên (nếu có); ngoài ra, đơn vị có thể mời lãnh đạo cấp trên quản lý trực tiếp đến dự.

- Nội dung:

+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.

+ Các thành viên dự cuộc họp căn cứ kết quả tự đánh giá của công chức và ý kiến nhận xét của Chi bộ để tham gia góp ý. Các ý kiến tham gia góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

d) Bước 4: Người có thẩm quyền đánh giá, phân loại công chức tham khảo ý kiến nhận xét của Chi bộ (bước 2), ý kiến tham gia của các thành phần dự họp (bước 3), quyết định đánh giá, phân loại công chức và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức theo quy định.

4. Trình tự, thủ tục đánh giá và phân loại viên chức

4.1. Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý:

a) Bước 1: Viên chức lãnh đạo, quản lý tự đánh giá và phân loại (theo Phiếu tự đánh giá và phân loại – Phụ lục 2B đính kèm).

b) Bước 2: Xin ý kiến nhận xét bằng văn bản của Chi bộ nơi viên chức (bao gồm cả viên chức lãnh đạo quản lý không là đảng viên) công tác.

c) Bước 3: Tổ chức họp đánh giá

- Thành phần dự họp:

+ Đối với đơn vị sự nghiệp có đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đơn vị có thể mời đại diện lãnh đạo cấp trên quản lý trực tiếp đơn vị dự.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp không có đơn vị cấu thành và các khoa, phòng, tổ, đội,…trực thuộc đơn vị sự nghiệp, thành phần tham dự gồm toàn bộ viên chức và người lao động của đơn vị; đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên (nếu có); đơn vị có thể mời đại diện lãnh đạo cấp trên quản lý trực tiếp đơn vị dự.

- Nội dung:

+ Viên chức lãnh đạo, quản lý trình bày Phiếu tự đánh giá kết quả công tác;

+ Các thành viên dự cuộc họp căn cứ kết quả tự đánh giá của viên chức và ý kiến nhận xét của Chi bộ để tham gia góp ý. Các ý kiến tham gia góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

d) Bước 4: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tổng hợp các các ý kiến đánh giá tại bước 2 và bước 3 nêu trên; nhận xét, đánh giá đối với cấp phó; hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức quản lý theo quy định.

đ) Bước 5: Người có thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức tham khảo ý kiến đánh giá tại bước 2, bước 3, bước 4 nêu trên, quyết định đánh giá, phân loại viên chức thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định.

4.2. Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập

a) Bước 1: Viên chức tự đánh giá và phân loại (theo Phiếu tự đánh giá và phân loại – Phụ lục 2B đính kèm).

b) Bước 2: Tổ chức cuộc họp đánh giá

- Thành phần: Toàn thể viên chức và người lao động của đơn vị hoặc khoa, phòng, tổ, đội…; mời đồng chí lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập phụ trách đơn vị dự và chỉ đạo cuộc họp (trong trường hợp họp đánh giá ở phạm vi khoa, phòng, tổ, đội…).

- Nội dung:

+ Viên chức trình bày Phiếu tự đánh giá;

+ Các thành viên dự cuộc họp căn cứ kết quả tự đánh giá của viên chức và ý kiến nhận xét của Chi bộ để tham gia góp ý. Các ý kiến tham gia góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

d) Bước 3: Người có thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức tham khảo ý kiến tham gia của các thành phần dự họp (bước 2), quyết định đánh giá, phân loại viên chức và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức theo quy định.

4.3 Đối với các trường hợp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức hành chính cấp Sở áp dụng việc đánh giá, phân loại như công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

5. Hồ sơ đề nghị đánh giá và phân loại

Các cơ quan, đơn vị tổ chức họp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và gửi hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (qua phòng tổ chức cán bộ tổng hợp chung), gồm:

a) Tờ trình của đơn vị;

b) Phiếu tự đánh giá và phân loại;

c) Biên bản cuộc họp đánh giá của đơn vị;

d) Ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng đơn vị;

đ) Văn bản đánh giá, phân loại tập thể và cá nhân diện BTV Tỉnh ủy quản lý.

IV. CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:

1. Cách chấm điểm (Chấm theo thang điểm 10)

1.1. Nhóm tiêu chí 1: Về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: Chấm tối đa 1 điểm

1.2. Nhóm tiêu chí 2: Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: Chấm tối đa 1 điểm

1.3. Nhóm tiêu chí 3: Về thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần trách nhiệm trong công tác và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp: Chấm tối đa 1 điểm

1.4. Nhóm tiêu chí 4: Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Chấm tối đa 6 điểm

1.5. Chấm điểm thưởng đối với nhiệm vụ đề xuất (để cộng vào điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ sau khi đã tính bình quân ở mục b nêu trên): Chấm tối đa 1 điểm.

(Chi tiết Phụ lục 1 đính kèm)

2. Xác định điểm xếp loại cán bộ, công chức viên chức

Điểm xếp loại cán bộ, công chức, viên chức là tổng điểm đạt được theo các  tiêu chí đánh giá nêu tại Mục 1 Phần IV  Hướng dẫn này. Cụ thể:

Điểm xếp loại = Điểm nhóm tiêu chí 1 + Điểm nhóm tiêu chí 2 + Điểm nhóm tiêu chí 3 + Điểm nhóm tiêu chí 4 + Điểm thưởng (nếu có).

V. PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1. Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (loại A).

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại A khi đạt đủ các tiêu chí sau:

- Hoàn thành 100% kế hoạch công tác được giao trong năm.

- Có điểm xếp loại từ 8,5 điểm trở lên.

- Không có nội dung chấm 0 điểm và có trên 90% số nhiệm vụ được giao trong năm giải quyết đúng thời hạn theo quy định.

- Có ít nhất 01 đề tài, sáng kiến, giải pháp công tác cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được Hội đồng sáng kiến của đơn vị công nhận.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại A, ngoài đáp ứng các điều kiện như cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, thì đồng thời phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất. Trong đó, có từ 80% trở lên các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách do mình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

2. Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ (loại B):

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại B khi đạt đủ các tiêu chí sau:

- Hoàn thành 100% kế hoạch công tác được giao trong năm;

- Có điểm xếp loại từ 7 đến dưới 8,5 điểm

- Không có nội dung chấm 0 điểm và có trên 80% số nhiệm vụ được giao trong năm giải quyết đúng thời hạn theo quy định.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại B, ngoài đáp ứng các điều kiện như cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, thì đồng thời phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, kể cả nhiệm vụ đột xuất. Trong đó, có từ 80% trở lên các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách do mình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết quả, có tác động nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

3. Mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực đối với cán bộ, công chức hoặc hoàn thành nhiệm vụ đối với viên chức (loại C):

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại C khi đạt đủ các tiêu chí sau:

- Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm;

- Có điểm xếp loại từ 5 điểm trở lên;

- Có trên 70% số nhiệm vụ được giao giải quyết đúng hạn theo quy định.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại C, ngoài đáp ứng các điều kiện như cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, thì đồng thời phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành các nhiệm vụ được giao;

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành nhiệm vụ đột xuất;

- Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ công chức đạt kết quả.

4. Mức không hoàn thành nhiệm vụ (loại D):

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại C khi có một trong các tiêu chí sau:

- Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định (đã chấm 0 điểm);

- Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất (đã chấm 0 điểm);

- Thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

- Gây mất đoàn kết trong đơn vị;

- Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

- Có trên 30% số nhiệm vụ được giao giải quyết quá thời hạn theo quy định.

- Có điểm xếp loại dưới 5 điểm.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý xếp loại D, có một trong các tiêu chí sau:

- Một trong các tiêu chí không hoàn thành nhiệm của công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý;

- Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.

VI. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI

1. Kết quả đánh giá là một trong những căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được sử dụng làm căn cứ thực hiện chính sách sử dụng, quản lý cán bộ, công chức. Cụ thể:

2.1. Cán bộ, công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 201/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;

2.2. Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

2.3. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc.

3. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được sử dụng làm căn cứ thực hiện chính sách sử dụng, quản lý viên chức, cụ thể: Viên chức có 02 năm liên tiếp phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có 02 năm liên tiếp trong đó 01 năm phân loại mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm phân loại mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế hoặc được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

VII. Tổ chức thực hiện, quản lý hồ sơ tài liệu về đánh giá cán bộ, công chức hàng năm

Thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở hoàn tất việc đánh giá cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị  mình trước ngày  10/9/2018; Hồ sơ (quy định tại phần III mục 5) nộp về phòng Tổ chức cán bộ Sở trước ngày  10/09/2018 để thực hiện đánh giá, lưu trữ,  tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.

Việc đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên theo Chuẩn từ năm học 2018 - 2019  sẽ được thực hiện đánh giá theo Thông tư mới nên yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện việc Thống kê đánh giá 05 năm từ 2013- 2018 theo Mẫu đính kèm Công văn này, thời hạn nộp trước 31/8/2018.

Công việc liên quan đến việc quản lý biên chế, đánh giá chất lượng cán bộ giáo viên, Sở yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện ./.

Giám đốc

(Đã ký)

Nguyễn Văn Phê                                                                                                          

Nơi nhận:                                                                                                   

- Như kính gửi;

- Ban Giám đốc ;                                                                                              

- Lưu: VT, TCCB.                                                                                         

 Phụ lục 1

LƯỢNG HÓA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

I. Nhóm tiêu chí 1: Về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước (tối đa 1 điểm), trong đó:

1. Chấp hành nghiêm: 1 điểm;

2. Chấp hành chưa tốt bị cấp có thẩm quyền phê bình bằng văn bản: 0,5 điểm;

3. Vi phạm đến mức bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định: 0 điểm.

II. Nhóm tiêu chí 2: Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc (tối đa 1 điểm), trong đó:

1. Mức tốt: 1 điểm;

2. Mức chưa tốt, bị cấp có thẩm quyền phê bình bằng văn bản: 0,5 điểm;

3. Vi phạm đến mức bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định: 0 điểm.

III. Nhóm tiêu chí 3: Về thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần trách nhiệm trong công tác và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp (tối đa 1 điểm), trong đó:

- Mức tốt: 1 điểm;

- Mức chưa tốt, bị cấp có thẩm quyền phê bình bằng văn bản: 0,5 điểm;

- Mức kém hoặc vi phạm đến mức bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định (Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật): 0 điểm.

IV. Nhóm tiêu chí 4: Về kết quả thực hiện nhiệm vụ (điểm bình quân tối đa 6 điểm), trong đó:

1. Cách chấm điểm theo nhiệm vụ

1.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: Chấm theo thang điểm 6 cho từng nhiệm vụ được giao xử lý, trong khoảng thời gian đánh giá được xác định (Phiếu chấm điểm – Phụ lục 2A đính kèm). Cụ thể:

a) Đối với nhiệm vụ xác định được số lượng và có thời hạn giải quyết (văn bản, cuộc thanh tra, kiểm tra, cuộc họp,...):

- Chấm 6 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng và trước thời hạn theo quy định (đối với nhiệm vụ có thời hạn giải quyết).

- Chấm 5 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng và đúng thời hạn theo quy định (đối với nhiệm vụ có thời hạn giải quyết).

- Chấm 4 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: 1 ngày; văn bản có tên loại: 1 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc 3 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: 7 ngày).

- Chấm 3 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: 2 ngày; văn bản có tên loại: 2 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc 5 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: 10 ngày).

- Chấm dưới 3 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành không đạt yêu cầu (tham mưu được dưới 50% nội dung đúng quy định theo yêu cầu) hoặc nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: Quá 2 ngày; văn bản có tên loại: Quá 2 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc quá 5 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: Quá 10 ngày).

- Chấm 0 điểm: Đối với những nhiệm vụ không triển khai thực hiện.

b) Đối với nhiệm vụ không xác định được số lượng và thời hạn giải quyết (nhiệm vụ của nhân viên hành chính phục vụ, nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành y tế, giáo dục,...)

- Chấm 6 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian, mang lại hiệu quả cao rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 5 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian, mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 4 điểm đối với:  Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 3 điểm đối với:  Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của  hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm dưới 3 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành không đạt yêu cầu theo quy định hoặc nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng làm tăng chi phí và thời gian thực hiện, không mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức xác nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 0 điểm: Đối với những nhiệm vụ không triển khai thực hiện.

1.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý:

a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ (tối đa 1 điểm), trong đó:

- Mức tốt (thể hiện qua việc hoàn thành trên 80% nhiệm vụ được giao chỉ đạo, điều hành): 1 điểm;

- Mức khá (thể hiện qua việc hoàn thành từ 60% đến dưới 80% nhiệm vụ được giao chỉ đạo, điều hành): 0,5 điểm;

- Mức kém (thể hiện qua việc hoàn thành dưới 60% nhiệm vụ được giao chỉ đạo, điều hành): 0 điểm;

b) Năng lực tập hợp, đoàn kết nội bộ ( tối đa 1 điểm), trong đó:

- Mức tốt (thể hiện qua việc nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất): 1 điểm;

- Mức khá (thể hiện qua việc nội bộ đơn vị mất đoàn kết nhưng chưa đến mức  phải họp kiểm điểm): 0,5 điểm;

- Mức kém (thể hiện qua việc nội bộ đơn vị mất đoàn kết nghiêm trọng bị cơ quan chức năng xử lý): 0 điểm;

c) Kết quả thực hiện từng nhiệm vụ được giao (4 điểm): Chấm theo thang điểm 4 cho từng nhiệm vụ được giao xử lý (trực tiếp xử lý hoặc được phân công chỉ đạo trực tiếp cấp dưới xử lý), trong khoảng thời gian đánh giá được xác định (Phiếu chấm điểm – Phụ lục 2A đính kèm). Cụ thể:

+ Đối với nhiệm vụ xác định được số lượng và có thời hạn giải quyết (văn bản, cuộc thanh tra, kiểm tra, cuộc họp,...):

- Chấm 4 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng và trước thời hạn theo quy định (đối với nhiệm vụ có thời hạn giải quyết).

- Chấm 3,5 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng và đúng thời hạn theo quy định (đối với nhiệm vụ có thời hạn giải quyết).

- Chấm 3 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: 1 ngày; văn bản có tên loại: 1 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc 3 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: 7 ngày).

- Chấm 2 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: 2 ngày; văn bản có tên loại: 2 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc 5 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: 10 ngày).

- Chấm dưới 2 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành không đạt yêu cầu (tham mưu được dưới 50% nội dung đúng quy định theo yêu cầu) hoặc nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng chậm thời hạn theo quy định (Công văn: Quá 2 ngày; văn bản có tên loại: Quá 2 ngày (nếu thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc quá 5 ngày (nếu không thực hiện cơ chế một cửa); văn bản QPPL: Quá 10 ngày).

- Chấm 0 điểm: Đối với những nhiệm vụ không triển khai thực hiện.

+ Đối với nhiệm vụ không xác định được số lượng và thời hạn giải quyết (nhiệm vụ của nhân viên hành chính phục vụ, nhiệm vụ của viên chức chuyên ngành y tế, giáo dục,...)

- Chấm 4 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian, mang lại hiệu quả cao rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 3,5 điểm đối với:  Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian, mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 3 điểm đối với:  Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 2 điểm đối với:  Nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của  hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ghi nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm dưới 2 điểm đối với: Nhiệm vụ hoàn thành không đạt yêu cầu theo quy định hoặc nhiệm vụ hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng nhưng làm tăng chi phí và thời gian thực hiện, không mang lại hiệu quả rõ rệt trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc thực hiện hoạt động nghề nghiệp được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức xác nhận (đối với nhiệm vụ không có thời hạn giải quyết hoặc những nhiệm vụ không phải là tham mưu xử lý văn bản).

- Chấm 0 điểm: Đối với những nhiệm vụ không triển khai thực hiện.

2. Hệ số điểm theo nhiệm vụ

a) Đối với những nhiệm vụ thông thường: Tính hệ số 1.

b) Đối với nhiệm vụ xây dựng đề tài, đề án, văn bản QPPL: Tính hệ số 2.

3. Cách tính điểm bình quân đạt được theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao:

 

Ví dụ: Công chức A, trong năm 2017 có 40 nhiệm vụ (bao gồm 30 văn bản giao xử lý được chấm 5 điểm/1 văn bản, hệ số 1; chuẩn bị phục vụ 05 hội nghị thuộc lĩnh vực được phân công được chấm 5 điểm/ hội nghị, hệ số 1; tiếp dân 02 buổi được chấm 5 điểm/buổi, hệ số 1 và tham gia xây dựng 03 văn bản QPPL được chấm 6 điểm, hệ số 2).

Tổng số điểm chấm cho 40 nhiệm vụ là: 150đ+25đ+10đ+36đ = 221điểm

Điểm bình quân kết quả thực hiện nhiệm vụ là: 221 điểm : 43 hệ số = 5,14 điểm (đã làm tròn số)

V. Chấm điểm thưởng đối với nhiệm vụ đề xuất để cộng vào tổng điểm các nhóm (I+II+III+IV) nêu trên (tối đa 1 điểm). Cụ thể:

- Chấm 1 điểm: Đối với trường hợp có từ 5 đề tài hoặc 10 sáng kiến, giải pháp công tác cụ thể trở lên được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được cấp có thẩm quyền công nhận.

- Chấm 0,7 điểm: Đối với trường hợp có từ 3 đến 5 đề tài hoặc từ 7 đến 10 sáng kiến, giải pháp công tác cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được Hội đồng sáng kiến của đơn vị công nhận.

- Chấm 0,5 điểm: Đối với một trong các trường hợp sau:

+ Có dưới 3 đề tài hoặc dưới 7 sáng kiến, giải pháp công tác cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và được Hội đồng sáng kiến của đơn vị công nhận.

+ Đối tượng là lãnh đạo quản lý không có đề tài, sáng kiến, giải pháp công tác được chấm điểm thưởng nhưng có cán bộ, công chức, viên chức đã được chấm điểm thưởng theo quy định về các đề tài, sáng kiến, giải pháp công tác liên quan trực tiếp đến lĩnh vực được phân công trực tiếp chỉ đạo.

Ghi chú:

- Đối với đề tài do Hội đồng khoa học được thành lập theo quy định công nhận.

- Đối với sáng kiến, giải pháp do Hội đồng sáng kiến của đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức công nhận./.

Phụ lục 2A

PHIẾU CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Năm 2018: PHẦN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

Họ và tên:………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………

Chức vụ (về đảng, chính quyền, đoàn thể):……………………………………………….

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………...

Nhiệm vụ được giao:……………………………………………………………………...

 

TT

Nhiệm vụ được giao

Kết quả thực hiện

Tự chấm

Hệ số

Ghi chú

Tên nhiệm vụ

Thời hạn giải quyết

Tên sản phẩm

Ngày hoàn thành

Chất lượng sản phẩm

 

Ví dụ:

 

 

 

 

 

 

 

1

Dạy học các lớp…….

Trong năm học

Các giờ dạy

5/30/2018

Đạt yêu cầu, Khá….

6

2

 

2

Chủ nhiệm lớp….

Trong năm học

Chất lượng HS….

5/30/2018

Đạt yêu cầu, Khá….

4

1

 

3

Giáo dục ngoài giờ….

Trong năm học

Chất lượng HS….

5/30/2018

Đạt yêu cầu, Khá….

5

1

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tổng điểm tự chấm:  6 x 2  + 4 x 1 + 5 x 1

2. Tổng hệ số: 4

3. Điểm bình quân: ( 6 x 2  + 4 x 1 + 5 x 1) : 4 = 5,2

NGƯỜI TỰ ĐÁNH GIÁ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

Ghi chú: Đối với nhiệm vụ không xác định được số lượng cụ thể hoặc nhiệm vụ mang tính lặp đi lặp lại thường xuyên, không thể tách như nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, nhiệm vụ khám bệnh của bác sĩ, nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan, lái xe cơ quan,… thì không phải điền vào các cột: "thời hạn giải quyết", "tên sản phẩm", "ngày hoàn thành".

 

Phụ lục 2B

 

Tên đơn vị

------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***

 

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Năm 2018

 

Họ và tên:………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………

Chức vụ (Về đảng, chính quyền, đoàn thể):………………………………………………

Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………..

Nhiệm vụ được giao:……………………………………………………………………...

 

I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN

TT

Tiêu chí

Thang điểm

Tự chấm

Ghi chú

 

Ví dụ:

 

 

 

I

Nhóm tiêu chí 1: Về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

1

1

 

II

Nhóm tiêu chí 2: Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc

1

1

 

III

Nhóm tiêu chí 3: Về thái độ phục vụ nhân dân; tinh thần trách nhiệm trong công tác và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp

1

0,5

 

IV

Nhóm tiêu chí 4: Về kết quả thực hiện nhiệm vụ

6

5,2

 

V

Điểm thưởng

1

0.5

 

 

Tổng cộng

 

8,2

 

 

II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CỦA CBCCVC

1. Đánh giá ưu, nhược điểm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Phân loại đánh giá: 8,2 đ , Phân loại Công chức, viên chức: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

 

Ngày … tháng … năm 2018

Người tự đánh giá

(Ký, ghi rõ họ và tên)

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ CBCCVC

1. Ý kiến tại cuộc họp đánh giá:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý CBCCVC:

.......................................................................................................................................

Kết luận: Đánh giá CCVC năm 2018 đạt 8,2 đ xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Ngày....tháng....năm 2018

Thủ trưởng trực tiếp đánh giá

(ký tên, ghi rõ họ tên)

 

 

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CBCCVC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN

1. Nhận xét ưu, nhược điểm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Kết quả đánh giá, phân loại CBCCVC:

 

Kết luận: Đánh giá CCVC năm 2018 đạt 8,2 đ xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Ngày....tháng....năm 2018

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 24
Hôm nay : 64
Hôm qua : 1.162
Tháng 03 : 34.858
Tháng trước : 19.386
Năm 2024 : 84.587
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.225.993