Báo cáo hoạt động học tập và trải nghiệm tại Đền thờ Chu Văn An và Công viên Rồng của nhóm học sinh lớp 11A1

Tài liệu đính kèm: Tải về

 

Tác giả: Nhóm học sinh lớp 11A1 trường THPT Tiên Lữ

Thành viên: 1. Nguyễn Thị Mai Hương

                      2. Khúc Thị Lan Anh

                      3. Nguyễn Đại Thành

                      4. Đoàn Phương Thảo

                      5. Nguyễn Thu Thảo

                      6. Vũ Minh Tiến

1. Đền thờ chu văn an

a. Vị trí địa lý

Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2008.

Từ Trường THPT Tiên Lữ đi đến đền thờ Chu Văn  An mất 1h40p (68,9km)

 

* Núi Phượng Hoàng:

Núi Phượng Hoàng từ lâu đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp như tranh với rừng thông bát ngát, suối chảy róc rách, chim hót líu lo, đặc biệt là 72 ngọn núi có hình thế như 72 con chim Phượng Hoàng. Tương truyền, vào một ngày nọ, trên bầu trời vùng đất Chí Linh bỗng xuất hiện đàn chim Phượng Hoàng bay lượn, thấy cảnh sắc nơi đây non nước hữu tình nên cùng nhau đáp xuống rồi hóa thân thành dãy núi 72 ngọn.
Loài chim Phượng Hoàng còn là biểu tượng cho trí tuệ và tài năng. Sách “Chí Linh huyện sự tích” đã viết: “Quần sơn la liệt trận bày - Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang  trời”. Các dãy núi ở đây kiến tạo thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, nối tiếp với đồng bằng phù sa và soi mình xuống sóng nước mênh mang của Lục Đầu Giang. Trên núi là quần thể di tích Phượng Hoàng gắn bó mật thiết với cuộc đời thầy giáo Chu Văn An.

b. Đặc điểm

* Kiến trúc ngôi đền Chu Văn An

Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ Chu Văn An trở thành quần thể kiến trúc bề thế bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

Đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy định thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung.

Tại gian tiền tế, ngay tại chính giữa đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Hậu cung đặt tượng thờ thầy đồng bằng nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền rất đặc biệt theo đề tài tứ linh (Long - Ly - Quy - Phượng) và tứ quý (Tùng - Cúc - Trúc - Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền Chu Văn An là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần...

Quần thể đền Chu Văn An thanh tịnh, cuộn mình trong khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu” đặc biệt là bảng khắc chữa Học rất lớn theo lối vào đền. Điều này thể hiện tấm lòng của những người đã được học bởi thầy Chu Văn An.

....

Tải File PowerPoint tại đây để xem chi tiết: BAO CAO TRAI NGHIEM 11A1.2-1920-nhì.pptx

 

 

Tác giả: Lớp 11A1
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 30
Hôm nay : 193
Hôm qua : 241
Tháng 12 : 3.440
Tháng trước : 9.325
Năm 2024 : 210.413
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.351.819