TRƯỜNG THPT TIÊN LỮ TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Trong các mô hình dạy học STEM, việc chuẩn bị một kế hoạch bài học hiệu quả là điều rất quan trọng. Giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài học phải lồng ghép các nội dung trong sách theo các chủ đề  gắn liền với thực tế. Để làm tốt được điều đó, ngày 25/8/2020 trường THPT Tiên Lữ đã tổ chức chương trình tập huấn trực tuyến với nội dung Giáo dục STEM trong giáo dục trung học cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM trong trường trung học; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường.

Thực hiện nội dung tập huấn là đồng chí Hoàng Thị Hương, giáo viên bộ môn Sinh học. Đồng chí Hương đã trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ các nội dung về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Nội dung chính của buổi tập huấn gồm 5 phần:

1. Khái niệm về STEM

2. Các hình thức giáo dục STEM

3. Qui trình xây dựng bài học STEM

4. Qui trình tổ chức bài học STEM

5. Các tiêu chí xây dựng chủ đề/bài học STEM

Dưới đây là một số hình ảnh về nội dung buổi tập huấn:

Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua việc thành lập câu lạc bộ là một trong các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM hiệu quả. Trong năm học 2019 - 2020, trường THPT Tiên Lữ đã thành lập câu lạc bộ STEM với 10 giáo viên dạy các môn học liên quan đến STEM (Toán học, Vật lý, Hóa học, Công nghệ, Sinh học…) và 30 bạn học sinh đến từ các khối lớp có chung niềm đam mê và nhiệt huyết với giáo dục STEM. Nhà trường cũng đã chú trọng đầu tư một số máy móc, thiết bị cần thiết để học sinh được trải nghiệm ngay tại phòng sinh hoạt chung của câu lạc bộ.

Máy cắt sắt, máy cưa lọng, máy hàn điện, máy xẻ gỗ

 

Máy khoan

 

Khu vực kĩ thuật, chế tạo robot
 

Rõ ràng, việc khai thác, áp dụng giáo dục STEM là rất có lợi và cần thiết đối với giáo dục. Chúng ta cần khai thác những điểm mạnh của hình thức giáo dục này trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó cần tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương.

                                                                              Bài và ảnh: Nguyễn Thị Phương

                                                                              Tổ Hoá – Sinh – Công Nghệ

Tác giả: Nguyễn Thị Phương
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 43
Hôm qua : 243
Tháng 12 : 3.535
Tháng trước : 9.325
Năm 2024 : 210.508
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.351.914