Thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Hoá học

Đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức dạy học hiện nay thách thức đội ngũ giáo viên phải có một sự thay đổi lớn trong việc tiếp cận phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu bài học cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động và luyện tập môn Hóa học  là một trong những thay đổi lớn nhằm mang đến một không khí mới, một mô hình mới đảm bảo được yêu cầu tiến trình bài dạy, đảm bảo được mục tiêu bài dạy cũng như đảm bảo được việc phát triển toàn diện cho học sinh.

Phương pháp trò chơi mang đặc tính giải trí cao cho cả người dạy và người học. Vì thế việc áp dụng hiệu quả phương pháp trò chơi vào dạy học là một thành công lớn đối với người giáo viên. Phương pháp tổ chức trò chơi mang tính giải trí được sử dụng rộng rãi ở nhiều môn học, nhiều trò chơi có thể áp dụng. Sau đây tác giả xin giới thiệu hai trò chơi sử dụng đơn giản và hiệu quả trong giảng dạy môn Hóa học do bản thân tác giả tự đưa ra cách thiết kế và tổ chức: Trò chơi tìm ẩn số và trò chơi đấu trường Hóa học.

1. Trò chơi tìm ẩn số

1.1. Ý nghĩa của trò chơi

Thông qua việc đoán các “từ khóa” hay “ẩn số” được giáo viên chuẩn bị sẵn, học sinh rèn luyện được kĩ năng phản xạ nhanh, tập trung suy nghĩ, sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác. Thông qua việc mô tả từ khóa, lắng nghe các bạn khác trả lời từ khóa, học sinh ôn lại được toàn bộ hệ thống kiến thức mà giáo viên muốn đề cập.

Trò chơi tìm ẩn số chuẩn bị nhanh, đơn giản nhưng hiệu quả cao, đặc biệt trong việc ôn lại nội dung lý thuyết. Chỉ cần có các mẩu giấy nhỏ ghi nội dung từ khóa là có thể kiểm tra được nội dung kiến thức cần kiểm tra của học sinh và học sinh ôn lại bài hiệu quả. Trò chơi này có thể áp dụng trong hoạt động khởi động thay cho kiểm tra bài cũ và hoạt động luyện tập của mỗi bài học hoặc trong phần kiến thức cần nắm vững của các bài luyện tập. Sự thú vị của trò chơi nằm ở phần gợi ý ẩn số của người chơi chính. Sự dí dỏm, huy động ngôn ngữ, điệu bộ của người chơi chính tạo ra không khí vui tươi trong lớp học.

 

Học sinh lớp 10A1 đang chơi trò chơi tìm ẩn số
 

1.2. Xây dựng các bước tiến hành trò chơi và luật chơi

- Học sinh cả lớp gấp toàn bộ sách giáo khoa và vở ghi lại. Không được phép giở sách vở trong quá trình tham gia chơi.

Giáo viên chọn 1 học sinh lên bục giảng làm người chơi chính.

-  Người chơi chính lên bốc thăm ngẫu nhiên từ 1 đến 10 mẩu giấy nhỏ, bên trong mẩu giấy đã được giáo viên viết ẩn số cần tìm. Sau đó người chơi chính diễn tả lại từ khóa đó để học sinh còn lại của lớp đoán nội dung ẩn số.

-  Yêu cầu ngôn ngữ mà người chơi chính sử dụng để miêu tả không có từ nào chạm vào các từ trong từ ẩn số.

-  Người chơi chính diễn đạt chính xác nội dung ẩn số để các học sinh còn lại đoán đúng sẽ được 1 điểm. Bạn học sinh đoán đúng nội dung ẩn số sẽ được một phần thưởng nhỏ hoặc được cộng điểm khuyến khích.

Chú ý: Ngôn ngữ mô tả ẩn số phải là ngôn ngữ Hóa học.

Ví dụ: Chương Halogen giáo viên muốn kiểm tra màu sắc của khí clo thì viết nội dung ẩn số là “vàng lục” và mẩu giấy nhỏ.

Người chơi chính có thể gợi ý như sau: “Một từ có 2 tiếng chỉ màu sắc của khí clo”.

Người chơi chính không được chỉ vào áo của một bạn trong lớp mặc áo màu vàng và hỏi “Màu gì đây”, như vậy không được tính điểm.

1.3. Ví dụ

Với hệ thống từ khóa chương nguyên tử - Hóa học lớp 10, giáo viên có thể nhặt ra các từ khóa áp dụng cho hoạt động khởi động dạng câu đố của nội dung bài cũ hoặc hoạt động luyện tập trong mỗi bài học mới hoặc cho hoạt động luyện tập nội dung kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập chương.

 

TT

Ẩn số

Gợi ý

1

electron

Một loại hạt trong nguyên tử mang điện tích âm

2

proton

Một loại hạt trong nguyên tử mang điện tích dương

3

nơtron

Một loại hạt trong nguyên tử không mang điện

4

Hạt nhân

Thành phần cấu tạo của nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron.

5

Vỏ

Thành phần của nguyên tử - nơi tập trung các electron

6

0,053nm

Giá trị bán kính nguyên tử hiđro

7

nm hoặc A0

Đơn vị biểu thị kích thước nguyên tử

8

1-

Điện tích của electron được quy ước bằng……..

9

1+

Điện tích của protonn được quy ước bằng……..

10

Số khối A

Tổng của Z và N được gọi là……………

11

AZX

Kí hiệu nguyên tử nguyên tố X

12

Nguyên tố hóa học

Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân được gọi là….

13

Z

Kí hiệu số hiệu nguyên tử của 1 nguyên tố hóa học

14

Đồng vị

Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

15

Gần bằng nhau

Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng…………

16

Bằng nhau

Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng……

17

s,p,d,f

Kí hiệu của các phân lớp

18

2 electron

Phân lớp s có tối đa……….

19

6 electron

Phân lớp s có tối đa……….

20

10 electron

Phân lớp s có tối đa……….

21

2n2

Đây là một công thức mô tả số electron tối đa ở lớp thứ n

22

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p..

Dãy thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng

23

1,2,3 electron

Lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại có………….

24

5,6,7 electron

Lớp ngoài cùng của các nguyên tử phi kim có………….

 

2. Trò chơi đấu trường hóa học

2.1. Ý nghĩa của trò chơi

Học sinh được rèn kĩ năng phản xạ nhanh và tập trung suy nghĩ khi người chơi chính trả lời các câu hỏi của các bạn phía dưới lớp đặt ra. Thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; cũng như phát triển được các phẩm chất đáng có của người người học.

 

Học sinh 10A3 đang chơi trò chơi đấu trường Hóa học
 

2.2. Xây dựng các bước tiến hành trò chơi và luật chơi

- Học sinh cả lớp gấp toàn bộ sách giáo khoa và vở ghi lại. Không được phép giở sách vở trong quá trình tham gia chơi.

Giáo viên chọn 1 học sinh lên bục giảng làm người chơi chính và một bạn học sinh làm người dẫn chương trình, 1 thư kí.

- Học sinh phía dưới lớp mỗi bạn đặt 01 câu hỏi ngắn gọn cho người chơi chính. Mỗi bạn chỉ được đặt câu hỏi 1 lần và câu hỏi phải chính xác. Lần lượt 10 bạn đặt câu hỏi.

- Giáo viên có thể lấy điểm cho học sinh thông qua trò chơi bày, ví dụ: ngưởi chơi chính trả lời đúng 1 ẩn số thì được 1 điểm, người hỏi đặt câu hỏi chính xác được cộng điểm khuyến khích.

Ví dụ:

- Người hỏi: “Bạn cho tôi  biết màu sắc của khí clo?”

- Người chơi chính: Màu vàng lục.

Trò chơi này tùy thuộc vào câu hỏi của người hỏi đặt ra cho người chơi chính, giáo viên có nhiệm vụ cố vấn “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, nhằm giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.

 

                        Nguyễn Thị Phương – Tổ Hóa – Sinh – Công Nghệ

Tác giả: Nguyễn Thị Phương
Bài tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 20
Hôm nay : 1.137
Hôm qua : 1.143
Tháng 03 : 34.769
Tháng trước : 19.386
Năm 2024 : 84.498
Năm trước : 536.381
Tổng số : 2.225.904